Sơ lược một số quốc gia Nghĩa_vụ_quân_sự

Bản sơ lược này bao gồm 195 quốc gia.[1][2][3][4]

Các quốc gia không có quân đội

19 quốc gia sau được xác định là không có quân đội hoặc không có quân thường trực mà chỉ có một lực lượng quân sự rất hạn chế:

*Các quốc gia không có quân thường trực mà chỉ có một lực lượng quân sự rất hạn chế.

Chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc

Các quốc gia này có chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc (tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn yêu cầu các nam công dân bắt buộc phải trải qua một khóa học quân sự ngắn, phục vụ quân sự bán thời gian hoặc các hoạt động nghĩa vụ thay thế khác, và phải cam kết phục vụ quân đội khi được lệnh nhập ngũ). Ví dụ:

  • Trung Quốc không có nghĩa vụ quân sự bắt buộc, tuy nhiên mọi nam công dân bắt buộc phải trải qua 1 tháng huấn luyện quân sự cơ bản và được xếp vào loại hình quân dự bị loại 2, mọi quân nhân dự bị bắt buộc phải nhập ngũ nếu nhận được lệnh gọi. Hiện quân đội Trung Quốc có hơn 2 triệu quân chủ lực, nhưng nếu có chiến tranh, họ có thể ngay lập tức gọi nhập ngũ bắt buộc đối với 200 triệu quân từ lực lượng dự bị.
  • Nước Mỹ từng có năm lần ban hành luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc với công dân nam của nước này: thời kỳ Cách mạnh Mỹ, Nội chiến Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh (bao gồm cả Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam). Sau năm 1973, Mỹ không còn duy trì luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, tuy nhiên Hệ thống Tuyển chọn Quân dịch (Selective Service System hay SSS) của Mỹ hiện vẫn hoạt động. Hàng năm, mọi công dân nam trong độ tuổi từ 18 tới 25 đều phải trình diện để đăng ký với cơ quan này. Trong trường hợp chiến tranh bùng nổ trên quy mô lớn, việc tổng động viên và luật nghĩa vụ quân sự sẽ được tái khởi động, quân đội Mỹ sẽ căn cứ theo dữ liệu của SSS để gửi giấy gọi nhập ngũ với những công dân nam trong độ tuổi thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.
  • Nước Anh không có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, nhưng trong lịch sử, khi Thế chiến 1Thế chiến 2 xảy ra, nước này đã nhanh chóng chuyển sang áp dụng chế độ quân sự bắt buộc dựa trên danh sách nam công dân được lập sẵn trong thời bình.

Có 102 quốc gia nằm trong số này:

Chế độ quân sự vừa bắt buộc vừa tự nguyện

Có 8 quốc gia trong danh sách này:

Chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và có tuyển chọn

Các quốc gia này có chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên chỉ có một phần nam công dân được gọi nhập ngũ, số còn lại chỉ trải qua một khóa học quân sự ngắn. Ví dụ như các quốc gia:

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng cho lựa chọn hình thức nghĩa vụ

Các quốc gia này cho phép công dân quyền lựa chọn khi tham gia nghĩa vụ quân sự: dân sự, binh sĩ không vũ trang hoặc có vũ trang:

Thời gian nghĩa vụ quân sự bắt buộc

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc không quá một năm

Danh sách gồm có 20 quốc gia:

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc tối đa 18 tháng

Danh sách này có 9 quốc gia:

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc lâu hơn 18 tháng

Có 34 quốc gia:

  •  Israel (36 tháng với nam, 24 tháng với nữ)
  •  Kazakhstan (2 năm)
  •  CHDCND Triều Tiên (tối thiểu 3 năm, có thể lên tới 10 năm)
  •  Hàn Quốc (21 tháng với lục quân, 23 tháng với hải quân, 24 tháng với không quân)
  •  Kyrgyzstan (2 năm)
  •  Libya (2 năm)
  •  Mali (2 năm, có tuyển chọn)
  •  Mauritania (2 năm với Lục quân. Hải quân và không quân thì tự nguyện)
  •  Mozambique (2 năm)
  •  Niger (2 năm, có tuyển chọn)
  •  São Tomé and Príncipe (2 năm)
  •  Senegal (2 năm, có tuyển chọn)
  •  Singapore (không tính Nghĩa vụ quân sự Quốc gia đầy đủ trong Lực lượng Quốc phòng Singapore dân dụng hoặc Lực lượng Cảnh sát Singapore, thuộc Bộ Nội vụ)

  •  Somalia (không chắc chắn)
  •  Syria (30 tháng trong Lục quân và Không quân, 18 tháng trong Hải quân)
  •  Sudan (1–2 năm, cả nam và nữ)
  •  Tajikistan (2 năm)
  •  Thái Lan (2 năm)
  •  Togo (2 năm, có tuyển chọn)
  •  Turkmenistan (2 năm)
  •  Việt Nam (2 năm đối với quân đội chính quy hoặc 4 năm đối với dân quân tự vệ)
  •  Yemen (tối thiểu 2 năm)

Quốc gia sẽ bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong tương lai gần

Vào năm 2012, một quốc gia có dự định bãi bỏ chế độ quân dịch cưỡng bức trong tương lai gần:

Ukraine (2015)[5]Tham khảo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghĩa_vụ_quân_sự http://sarbazyy.blogfa.com/ http://chartsbin.com/view/tpe http://www.nationmaster.com/graph/mil_con-military... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/22/1/8... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/25/1/5... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/32/2/3... http://afs.sagepub.com/cgi/content/abstract/32/3/3... http://afs.sagepub.com/cgi/reprint/7/1/133 http://web.archive.org/web/20091027100908/http://g... http://www.wri-irg.org/node/12243